Rượu Bàu Đá
Nhóm rượu
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km).Tên gọi của rượu được đặt theo tên nguồn nước dùng để ủ men, chưng cất rượu là Bàu đá. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung. Tên gọi chính xác là rượu Bàu đá nhưng do cách phát âm của người Việt từ Bàu và Bầu nên có nhiều người gọi là rượu Bầu đá. Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền. Tương truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy ra từ lòng các ngọn núi xung quanh làm nên danh tiếng, làm nên cái mùi thơm, cái cay nồng đậm đà khó tả của rượu Bàu Đá.
Giá trị dinh dưỡng
Rượu Bàu Đá được nấu bằng nếp, gạo hoặc đậu xanh, kết hợp thêm men bánh thủ công và công thức được truyền từ thời của vua Quang Trung. Rượu thường có độ cồn cao – khoảng 50 đến 54 độ, nhưng lại không gây ra cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc khó chịu khi thưởng thức nên được phái mạnh yêu thích và ưu tiên sử dụng.Rượu Bàu Đá nếu uống vào ngày trời lạnh sẽ có thể làm ấm cơ thể, hoạt huyết, thông kinh lạc và giúp xương khớp giảm đau nhức. Khi ngâm với đông trùng hạ thảo sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường, bởi trong dược liệu có chứa hoạt chất Cordycepin với tác dụng điều hòa miễn dịch.Vừa nồng nàn, ngây ngất, vừa đắm say, dịu ngọt… đó là hương vị đặc trưng của rượu Bàu Đá Bình Định
Giá trị kinh tế
Trải qua những bước thăng trầm theo chiều dài lịch sử, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, nhưng rượu Bàu Đá vẫn khẳng định được vị thế, gây “nhớ nhung” cho giới sành rượu.Ngày nay phong trào nấu rượu ở làng nghề phát triển mạnh. Tuy vậy, vẫn còn những gia đình giữ được truyền thống nấu xưa nay và cho phẩm chất tốt. Sản phẩm rượu Bàu Đá gắn liền với du lịch đến Bình Định đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thương hiệu rượu Bàu Đá bay cao và vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế.