Phở khô ( Phở hai tô )

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Nhóm sợi


    Tỉnh Gia Lai,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Từ xa xưa, đây là món ăn dân dã của người dân Gia Lai. Cho đến nay, trải qua bao vòng xoay của thời gian, phở khô dần trở thành một món ăn phổ biến và được đông đảo người dân Việt Nam ưa chuộng. Và hơn thế, còn là điểm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực vùng núi nói chung và Gia Lai nói riêng. Mọi tìm hiểu của thực khách về nguồn gốc của món phở khô đều dẫn đến một kết quả đó là món ăn độc đáo này là “đứa con tinh thần” của ông Nguyễn Thành Mỹ, chủ tiệm ăn Đại Hưng trước kia. Tuy không có một kết luận chính thức, nhưng những thực khách sành ăn ở phố núi từ xưa đều khẳng định họ biết đến hương vị của “phở hai tô” (một tên gọi khác của Phở Khô) đầu tiên chính là ở tiệm Đại Hưng mà ông Mỹ làm chủ. Hiện nay, con gái của ông Mỹ là cô Nguyễn Thị Bích Hồng vẫn kế nghiệp cha bán món ăn hấp dẫn này.

    Giá trị dinh dưỡng

    "Phở là món ăn tổ hợp của các chất vị. Trong bát phở có chứa 18-20 loại thực phẩm gốc động vật và thực vật tự nhiên. Điều đặc biệt nhất ở phở là các nguyên liệu đó được sử dụng gần như ở trạng thái nguyên thủy và tự phối hợp với nhau hài hòa để tạo nên một hương vị đặc trưng rất lạ lẫm, ngon miệng, dễ tiêu hóa. Nước dùng là phần quan trọng của phở. Calci từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra là những hoạt chất cực tốt trị bệnh khớp ở tuổi già và giúp phát triển cơ thể ở tuổi trẻ. Trong nước dùng còn có hương vị được hòa tan từ các nguyên liệu như hồ tiêu, gừng, hành ta, nước mắm, muối ăn... là nguồn cung cấp khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin (Vitamin B2, Vitamin B3, vitamin B5) giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu. Thịt bò có nhiều axit amonia, Creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc. Nó chứa khoảng 50% lượng chất béo thuộc dạng chưa bão hòa, chất cytocilin và vitamin B12 cùng các loại rau, củ, quả tươi có tác dụng điều hòa Cholesterol trong máu và các tế bào của cơ thể con người. Bánh phở cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho mỗi thực khách (3 mg đạm, 0,5 mg B1, 1,2 mg B5/bát) "

    Giá trị kinh tế

    "Năm 2021, phở khô Gia Lai là một trong 4 món đặc sản Việt Nam cùng với miến lươn Nghệ An, bún bò Huế và mỳ Quảng được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn in trên bộ tem ""Ẩm thực Việt Nam"". Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam từ ngày 25/12/2021 đến ngày 30/06/2023, theo trang web Thông tin Xúc tiến Du lịch Gia Lai. Cũng vào năm 2022, tỉnh Gia Lai đã đăng ký bảo hộ thương hiệu cho phở khô Gia Lai, hiện bán một bát phở khô Gia Lai loại vừa có giá 35.000 đồng, bát lớn giá 40.000 đồng và bát đặc biệt giá 50.000 đồng. Dù được công nhận là đặc sản Việt Nam nhưng danh tiếng món phở khô vẫn chưa vượt ra ngoài phạm vi địa phương, hy vọng tương lai sẽ có các tour du lịch kết hợp ẩm thực để có thể quảng bá giá trị và hương vị của phở khô ra toàn quốc và thế giới. Mónphở 2 tô, phở khô Gia Lai hiện bán ở nhiều nơi nhưng các du khách cho rằng không nơi nào chế biến ngon bằng Gia Lai. Tại thành phố Pleiku, bạn có thể dễ dàng tìm nơi bán món này từ sáng tới tối. Một số quán ăn lâu năm nổi tiếng phải kể đến là quán Ngọc Sơn, quán Hồng, quán Tàu Lý, quán Bé Tư… Mỗi suất phở có giá dao động 30.000 – 50.000 đồng tùy lượng nhân thịt. " "Pleiku có trên 10 cơ sở sản xuất sợi phở khô và tươi, mỗi ngày, các cơ sở bánh phở ở Phố núi sản xuất trên dưới 5 tấn phở khô và tươi cung cấp ra thị trường. Sợi phở được đưa đi khắp nơi, thậm chí đưa ra nước ngoài phục vụ kiều bào, nhất là người Gia Lai luôn mang trong mình nỗi nhớ phở 2 tô. Hiện phân nửa số lò phở ở Phố núi đã trang bị dây chuyền sản xuất tự động, một số lò sản xuất bán thủ công, tức là vẫn giữ công đoạn quan trọng để làm ra sợi phở khô dai, ngon từ gạo. Có đến đây tìm hiểu về quy trình làm ra sợi bánh phở khô mới hiểu được hành trình và giá trị của phở khô Gia Lai đã trải qua những công đoạn như thế nào để đến được với thực khách. Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp từ những đôi bàn tay khéo léo và thầm lặng của người thợ tráng bánh lành nghề nhiều đời qua "

    Nguyên liệu

    bộ xương gà: 1 Cái

    xương heo: 500 gr

    hành tây: 1 Củ

    hành tím: 2 Củ

    rừng: 1 Củ

    thịt bò, bò viên: 50 gr

    phở khô: 500 gr

    thịt xay: 300 gr

    hành phi: 50 gr

    Gia vị

    hạt nêm, bột ngọt, bột canh, đường phèn, muối hột: 10 gr
    tương đen, dầu hào, nước tương, đường, muối, dầu mè, sa tế: 10 gr

    Chế biến

    "Cách làm phở khô Gia Lai Sơ chế nguyên liệu Xương heo, xương gà, thịt bò sau khi mua về thì bạn mang đi rửa sạch những bụi bẩn. Hành tây lột phần vỏ bên ngoài, cắt đôi. Gừng bạn cũng gọt vỏ. Hành tím bạn rửa sạch. Hành là và ngò rí bạn rửa sạch, cắt nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Tỏi và hành tăm lột vỏ, phần tỏi băm nhuyễn còn hành tăm cắt lát mỏng. Bò viên bạn luộc cho chín rồi vớt ra. Nấu nước dùng Bạn bắc nồi lên bếp, thêm vào 5 lít nước đợi sôi thì cho 500gr xương heo, 1 bộ xương gà, 1 củ hành tây, 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng vào, hầm khoảng 60 - 90 phút cho nước dùng ngọt thịt. Chuẩn bị một cái chén, cho 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê bột canh, 2 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh muối hột vào trộn đều rồi cho một ít nước hầm xương vào chén, trộn đều. Cuối cùng cho hỗn hợp gia vị vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp. Làm nước sốt Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn đợi sôi thì cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho 7 muỗng canh tương đen, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 chén nước, 1 muỗng cà phê dầu mè, đảo đều cho hòa quyện. Xào thịt băm Bạn bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn đợi dầu sôi thì cho hành tăm vào phi thơm, thấy hành chuyển sang màu vàng thì cho thịt heo vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. " Hoàn thành món ăn Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho phở khô vào trụng rồi cho ra tô. Thêm nước sốt và sa tế vào trộn đều lên, thêm giá đỗ, thịt xay, hành phi và ngò rí vào. Với tô nước dùng bạn cho thịt bò vào tô rồi rưới nước dùng vào, cho thêm bò viên, xương heo và hành ngò là hoàn thành. Thành phẩm Phở khô Gia Lai được bày trí gồm tô phở khô và nước dùng trông vô cùng hấp dẫn. Khi dùng bạn có thể ăn kèm với các loại rau hoặc thêm tương đen, tương ớt để đậm vị hơn nhé Thưởng thức Món phở khô Gia Lai hấp dẫn thực khách bởi nước dùng ngọt thanh cùng nước sốt đậm đà, cuốn hút. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được các nguyên liệu hòa quyện với nhau khiến ai ăn rồi khó lòng quên được. " ""Cách chế biến giản đơn và tinh tế của phở khô Từng sợi phở khô được làm từ gạo nguyên chất với công đoạn chế biến khéo léo. Sau khi vo gạo thật sạch, người ta đem đi xay nguyễn và kéo sợi mảnh và mỏng, chứ không dẹt và mềm như sợi phở nước bình thường. Sợi phở khô cũng không mềm nhũn hay dính. Điều quan trọng nhất tạo nên đặc sản Gia Lai là tô nước lèo. Nước dùng ngon phải được chế biến từ xương ống hoặc xương cục được ninh nhừ, tạo nên thứ nước dùng ngọt ngào, đậm đà, béo ngậy. Nồi nước dùng phải được để lửa nhỏ, hớt kỹ phần bọt để nước trong. Nước dùng cũng chỉ được nêm đêm bột ngọt và muối, tạo vị mặn ngọt hoà trộn. Phần thịt trong phở khô, đặc sản Gia Lai thường là thịt gà xé phay, có thêm thịt ba chỉ băm nhỏ. Phở khô bò có bò tái được để trong tô nước lèo dậy mùi thơm khó cưỡng. Món ăn kèm không thể thiếu của phở khô là tương đen, một nguyên liệu bí mật tạo nên sự trọn vị cho tô phở đặc sản Gia Lai. Tương đen được lên men từ đậu nành to, mịn vùng Tây Nguyên đầy nắng gió. Sau đó đem đi ủ và trải qua thời gian càng lâu, vị tương đen càng thơm ngon, đậm đà, ngọt dịu. Cách thưởng thức đặc sản Gia Lai – phở khô Hương vị phở khô thơm ngon là thế, người dùng cũng phải biết thưởng thức để đậm vị hơn. Khi ăn, phải trộn đều hành phi, tóp mỡ, chanh và thêm rau xà lách, rau húng quế thì mới ra trọn vị đặc sản Gia Lai. Bạn có thể tăng giảm hương vị bằng tương đen hoặc xì dầu. Khi trộn đều bát phở khô, bạn nên dùng đũa tách từng sợi phở vì nếu không nó sẽ kết dính chặt lại với nhau. Từng sợi phở khô thấm đẫm gia vị, thức vị thơm ngọt ngon lành."