Nắm Khau ( Khâu nhục)
Bộ Thịt
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Nắm Khau còn được gọi là “Khâu nhục”, xuất phát từ tiếng Trung Quốc và được viết lại thành tiếng Việt. “Khâu” nghĩa là mềm, còn từ “nhục” có nghĩa là thịt, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là món thịt được nấu, hấp cho đến khi chín nhừ. Khi du nhập vào Việt Nam, dần dần được biến tấu và trở thành một món đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, thường được dùng phổ biến trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi,…Nắm Khau được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo, cách làm không quá cầu kì nhưng tương đối lạ và vị cũng lạ, lần đầu thưởng thức có thể chưa thích nhưng càng ăn sẽ càng mê.Nắm Khau được bố trí theo hình quả đồi nhỏ mọc lên, tượng trưng cho ý chí vươn lên vào tương lai.
Giá trị dinh dưỡng
Món Nắm Khau có tính nóng, bởi vậy món ăn còn góp phần giúp cơ chế chống lại cái rét của mùa Đông. Món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ (bởi thịt ba chỉ thì giàu chất đạm, B1, vitamin cung cấp nhiều năng lượng) món này chính là một lời chúc cho cả gia đình thật nhiều sức khoẻ để chào đón 1 năm mới an lành và may mắn.Ở bất cứ đám cưới nào của người dân nơi đây ta cũng dể dàng bắt gặp món ăn này. Tuy đã quá quen thuộc nhưng Nắm Khau ( khâu nhục) vẫn là một món ăn mà ai ăn cũng “gật gù” khen ngon.
Giá trị kinh tế
Nắm Khau là món ăn ngon rất phổ biến không chỉ ở Lạng Sơn mà còn cả các tỉnh miền núi phía bắc. Nhưng Nắm Khau ở xứ lạng vẫn có những nét riêng mà không ở đâu có được. Được thưởng thức Nắm Khau cùng với một chút rượu mẫu sơn thì còn gì tuyệt vời bằng .Ngày nay Nắm Khau có mặt ở nhiều nhà hàng trên khắp cả nước để phục vụ thực khách. Khi đi du lịch tại Lạng Sơn thì Nắm Khau được du khách để ý và mua về làm quà rất nhiều.
Nguyên liệu
Sơ chế: Thịt ba rọi chà xát với muối, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng vuông lớn
Sơ chế: Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
Sơ chế: Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Sơ chế: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chảo chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu.
Sơ chế: Gừng cạo vỏ, băm nhỏ.