MỲ QUẢNG

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Nhóm sợi


    Tỉnh Quảng Nam,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Mỳ Quảng là món ăn đặc trưng, tiêu biểu của vùng đất Quảng Nam. là một món ăn của người bình dân, vì vậy không khép mình vào những đòi hỏi khắt khe như những món ăn dành cho giới thượng lưu. Nét đặc sắc trong món ăn này không chỉ là việc ăn uống mà là văn hóa, lịch sử, lễ nghi… thể hiện qua sự đa dạng và phong phú ở sản vật, là kinh nghiệm trải qua hàng trăm năm để tạo nên một hương vị đặc trưng trong cách chế biến riêng có của người Quảng.Và chính nhờ vậy mà Mì Quảng có một sức sống mạnh mẽ, nó tồn tại và phổ biến ở mọi thủy thổ… trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của một vùng đất, là cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam., gồm phần mỳ và phần nhân. - Nhân mỳ Quảng được làm từ đa dạng các loại nguyên liệu; trong đó, phổ biến là thịt gà, thịt bò, thịt heo, tôm, cua, cá lóc, lươn, ếch, .. - Ăn kèm với mỳ là rau sống, bánh tráng và ớt xanh…

    Giá trị dinh dưỡng

    Trong tô mì đầy đủ bốn thành tố của bữa ăn hợp lý gồm : chất bột (mì, bánh tráng), chất đạm (thịt, cá) chất béo (dầu, mỡ, trứng) chất khoáng và vitamin rau xanh chất xơ (các loại rau ăn kèm). Tuy nhiên, yếu tố quyết định giá trị của tô mì Quảng vẫn là nhưn. Phổ biến nhất ở Quảng Nam hiện nay vẫn là mì gà; nhưn nấu bằng thịt gà. Thịt gà Quảng Nam là thịt gà ta thứ thiệt chứ không phải là giống Tam hoàng ngũ đế chi đó của Trung Quốc nhập qua hay các giống gà công nghiệp khác của Mỹ, Úc, Israel, Ai Cập.

    Giá trị kinh tế

    Ưu điểm lớn nhất của mỳ Quảng là tính phổ biến và dân dã của nó; hầu như tất cả mọi nơi, các bà nội trợ đều biết và đã từng nấu được món mỳ Quảng cho bữa ăn gia đình. Sợi bánh có thể thay thế loại hủ tiếu bột gạo loại to bản và dày.Thuận lợi thứ hai của mỳ Quảng là tính linh hoạt, tùy thực phẩm kèm theo có được có thể chế biến nhiều loại mì khác nhau: mì Quảng gà, mì Quảng bò, mỳ Quảng sứa... và cả mỳ Quảng chay dùng cho ngày rằm, đầu tháng.

    Nguyên liệu

    Tôm đất: 200 gr
    Sơ chế: bỏ đầu, lột vỏ chừa đuôi, rửa sạch ướp để ráo với hạt nêm và tiêu.
    Thịt ba chỉ: 100 gr
    Sơ chế: Rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào tô, ướp với hành băm, bột nghệ, dầu hào, đường, ớt bột, nước mắm trộn đều để khoảng 30 phút cho thấm
    Xương heo: 400 gr
    Sơ chế: Rửa sạch, chần qua nước sôi cho vào nồi hầm xương với 1000 gram nước lọc, chút muối
    Bánh tráng : 2 Cái
    Sơ chế: Nướng vàng

    Gia vị

    Muối: 5 gr
    Tiêu: 2 gr
    Đường: 3 gr
    Nước mắm: 5 gr
    Bột ngọt: 3 gr
    Chanh: 1 Cái
    Hành lá: 5 gr
    Ngò: 3 gr
    Hành tím: 10 gr
    Bắp chuối: 50 gr
    Rau thơm: 20 gr
    Húng quế: 20 gr
    Xà lách: 30 gr
    Giá: 50 gr
    Nước dùng: 10000 gr
    đậu phộng: 30 gr
    Dầu ăn: 30 gr

    Chế biến

    Bắc chảo nóng rồi thêm dầu vào đun sôi, phi thơm hành băm rồi cho thịt và tôm đã ướp vào xào săn lại, thêm ít màu đều để tạo màu sắc hấp dẫn hơn. Khi thấy tôm đã đỏ đều thì cho nước dùng vào sao cho nước xâm xấp mặt thịt và để lửa liu riu khoảng 15 - 20 phút cho thịt tôm mềm và thật thấm, khi nước dùng sệt lại thì nêm lại cho vừa khẩu vị. Đậu phộng rang giã dập được rắc lên trên tô mỳ, ăn kèm với bánh tráng, rau sống và thêm 1 chút nước mắm ớt tỏi, tô mỳ sẽ dậy mùi lên, thơm.

    Hình ảnh