LỢN QUAY LẠNG SƠN
Bộ Thịt
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Lạng Sơn là một tỉnh có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, trong đó, đặc biệt phải kể đến món lợn quay lá mác mật. Đây được coi là món ăn truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của xứ Lạng. Thịt lợn quay không chỉ đơn giản là một món ăn phổ biến hàng ngày của người dân, mà còn lễ vật bắt buộc trong các dịp lễ hội, cưới xin, ma chay, thể hiện một phần văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng
Giá trị dinh dưỡng
Lợn quay Lạng Sơn không quá lạm dụng các gia vị ở ngoài nhiều mà chỉ dùng đa số là lá mắc mật, các loại hoa quả ở miền Bắc như: mắc khén, hạt dổi để thịt được giữ nguyên chất ngọt. Món lợn quay này quan trọng nhất chính là lớp da vì vậy phải đảm bảo trong quá trình làm lông không được để lợn bị rách hay bị xước da vì điều này sẽ làm mất đi nước ngọt và mùi thơm của thịt. Sau khi quay lợn chín thì tất cả các gia vị trong bụng lợn đã cho vào trước đó được ngấm và thấm đều vào từng thớ thịt khiến cho miếng thịt thơm ngon tròn vị, mùi hương nức mũi. Nhờ lớp bì đóng kín không kẽ hở mà tất cả dưỡng chất cũng như nước thịt của con lợn được giữ nguyên vẹn bên trong.
Giá trị kinh tế
Lợn quay có màu sắc vô cùng bắt mắt với lớp da vàng giòn, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt khiến thực khách không khỏi kiềm nước miếng. Bì lợn quay không chín phồng như lợn quay ở dưới xuôi mà giòn và mượt mắt. Lợn quay là món ăn sang trọng hay được sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt như liên hoan, sinh nhật, cỗ bàn, ... Dọc mấy chợ ở Lạng Sơn, hầu như đâu cũng có bán lợn quay.Món này hầu như phủ khắp các tỉnh thành
Nguyên liệu
Sơ chế: Mổ lợn, làm sạch, xiên đòn quay, để ráo nước, khi cạo lông chú ý không làm rách da lợn,
Sơ chế: Lá mắc mật được rửa sạch và ráo nước thì trụng sơ qua cùng với nước nóng thì lá sẽ thơm lâu hơn
Sơ chế: Ngâm qua nước khoảng từ 70 cho đến 80 độ khoảng 20 phút thì vớt ra