LẨU GÀ LÁ SÂM
Nhóm món canh lấy nền là động vật (thịt, cá)
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Tỉnh Kon Tum không chỉ là xứ sở của loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng mà còn là quê hương của nhiều loại thảo dược quý, trong đó có loài hồng đẳng sâm bổ dưỡng - sâm dây. Ngoài làm dược liệu, người Kon Tum còn sử dụng sâm dây để tạo nên món lẩu gà lá sâm - đặc sản nức tiếng của vùng đất đỏ Bazan.Món lẩu gà hầm sâm dây có hương thơm khá đặc trưng từ mùi của sâm dây bốc lên nghi ngút. Khi thưởng thức món ăn này, đừng nên ăn vội mà hãy múc ra chén, rồi từ từ tận hưởng hương thơm của lá sâm và nước táo đỏ từ từ lan tỏa đến khứu giác, vào tận từng nang phổi
Giá trị dinh dưỡng
Lẩu gà lá sâm không chỉ là món ăn ngon, mà còn là sự tổng hòa từ hương vị đến dinh dưỡng. Tính mát của củ sâm kết hợp với tính ấm của thị gà vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, vừa rất thích hợp để "giải độc" trong những ngày Tết. Lẩu gà hầm sâm dây có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị thơm lừng. Để chế biến được món lẩu gà hầm sâm dây, nguyên liệu đầu tiên mà bạn phải có chính là một con gà mái tơ với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều phần thịt và dễ ăn au ăn kèm món lẩu này sẽ bao gồm những loại nấm như nấm hương, linh chi và mộc nhĩ. Dĩ nhiên là không thể thiếu lá và củ sâm dây Ngọc Linh thơm lừng và đầy dinh dưỡng. Chỉ cần nấu nồi lẩu gà đang sôi sùng sục, những lá sâm dây vào trụng sơ, bạn sẽ thưởng thức được dư vị thơm lừng của món ăn trứ danh Kon Tum này.
Giá trị kinh tế
Sâm dây được trồng thành từng luống, làm giàn cho dây bám nên phát triển rất nhanh, diện tích trồng cũng tăng dần. Cùng với sâm Ngọc Linh, sâm dây trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều ngôi làng ở tỉnh Kon Tum. Ngoài phần củ thường được phơi khô hoặc bán tươi thì lá của loài sâm này cũng được tận dụng, không còn bị vứt bỏ mà được bán để chế biến làm trà uống, làm rau cho bữa ăn hằng ngày.