Gỏi củ hủ khóm

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Nhóm rau, củ, quả, tươi (nộm)


    Tỉnh Hậu Giang,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Nếu ở Bến Tre có củ hủ dừa ngọt thơm thì tại Thành Phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nổi tiếng với củ hủ khóm không kém phần hấp dẫn. Củ hũ - phần đọt non của thân cây được người dân miền Tây thể tận dụng để chế biến thành hàng chục món ăn ngon. Củ hủ dừa tôm thịt là món gỏi nổi tiếng của người dân miền Tây, bởi miệt sông nước thường trồng rất nhiều dừa. Chúng xuất hiện hầu hết ở các bữa ăn, trở thành món khai vị nức tiếng từ bữa cơm bình dân đến tiệc sang trọng. Còn đối với riêng củ hủ khóm, tuy được gọi là "đặc sản Hậu Giang" nhưng chúng vẫn còn khá xa lạ. Bởi ít ai có dịp thưởng thức bao giờ vì chúng không phổ biến như củ hủ dừa. Thật chất đây là món ăn dân dã của Hậu Giang.

    Giá trị dinh dưỡng

    Riêng củ hủ khóm, người miền Hậu Giang có thể dùng làm gỏi tôm, thịt heo hay thịt gà đều hấp dẫn. Các món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Thường thì người ta sẽ làm món gỏi củ hủ khóm tôm thịt là phổ biến nhất vì cách làm rất đơn giản, nhanh chóng. Không cần đòi hỏi tay nghề cao, quan trọng là phải thực hiện đủ các bước cần thiết là đã tạo ra một đặc sản Hậu Giang ngon đậm vị.Gỏi củ hủ khóm rất ngon, có mùi thơm, giòn, lại không sử dụng hóa chất và có thành phần bromelain làm tiêu hóa tốt chất đạm.

    Giá trị kinh tế

    Nếu có dịp đi ngang vùng Vị Thanh, men theo bờ sông Cái Lớn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng khóm (dứa) trải dài, rộng bạt ngàn. Để lấy được củ hủ khóm, người ta phải nhổ cả cây đang còn tươi tốt để lấy phần lõi. Do đó, người dân xem nó là một món ăn quý giá chỉ dùng riêng để thiết đãi khách đến chơi nhà. Phần lõi non bên trong thân cây khá nhỏ, mỗi lần ăn phải nhổ cả chục cây hơn mới đủ. Vì thế mà món đặc sản Hậu Giang này rất ít người biết đến. Cây khóm dường như được bà con nơi đây sử dụng hết: trái khóm dùng ăn tươi, xào thịt, nấu canh chua, chế biến thành khóm hộp và nước khóm xuất khẩu. Bã trái còn thừa sẽ dùng làm thức ăn gia súc và phân bón.Từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, từ những cây khóm bỏ đi sau thu hoạch đã đóng góp rất nhiều vào cuộc sống sản xuất của người dân

    Nguyên liệu

    Củ hủ khóm: 300 gr
    Sơ chế: Củ hũ khóm rửa sạch, xắt thành từng miếng mỏng vừa ăn, lưu ý đừng xắt mỏng quá sẽ làm giảm đi độ giòn.
    Tôm sú : 200 gr
    Sơ chế: Tôm sú rửa sạch. Cho vào nồi luộc với một ít rượu trắng và vài lát gừng để thịt tôm được thơm và giảm bớt mùi tanh. Tôm chín thì bóc
    Thịt ba chỉ: 150 gr
    Sơ chế: Thịt ba chỉ rửa sạch với một ít muối. Cho vào nồi luộc với vài lát hành tím để thịt có mùi thơm. Khi thịt chín vớt ra để nguội một chút rồi cắt thành những lát thịt mỏng vừa ăn.
    Hành tây: 1 Củ

    Hành tím: 10 gr

    Ớt sừng : 2 Quả

    Rau răm: 30 gr

    Đậu phộng rang: 10 gr

    Gia vị

    Đường: 55 gr
    Nước mắm: 50 ml
    Nước cốt chanh: 22 ml

    Chế biến

    Chuẩn bị một 1 nồi nước xôi cho vào 1 muỗng cà phê muối và cho củ hủ khóm vào luộc để tạo vị ngọt và giòn không làm cho củ hủ khóm bị thâm vì củ hủ khóm để ngoài cũng dễ bị thâm, Rau răm xắt nhỏ, hành tấy xắt mỏng, ớt sừng xắt chỉ, Nấu nước mắm: cho nước mắm, đường trắng vào nồi, khuấy đều đến khi đường tan thì tắt bếp, để nguội. cho ớt băm và nước chanh vào tô nước mắm nấu, khuấy đều lên là ta có hỗn hợp nước mắm trộn gỏi . chuẩn bị 2 thau, một thâu chúng ta cho củ hũ khóm, hành tây và rau răm, ớt sừng xắt chỉ, thâu còn lại cho thịt heo và tôm vào. Mỗi thâu chúng ta cho vào 3 muỗng nước mắm trộn gỏi và trộn trong vòng 2 phút để cho ngấm, Sau 2 phút ta chắt hết nước trong hỗn hợp rau củ và tôm thịt để chuẩn bị ra dĩa