Gỏi cá Bỗng
Bộ Rau, Củ, Quả
Việt Nam
Giá trị văn hóa
"Cá bỗng Hà Giang gắn liền với cộng đồng người dân tộc Tày. Bởi họ chính là người đã đưa loài cá này từ sông lớn về với bản làng. Khi xưa, trong quá trình khai sông, lập đất người Tày đã phát hiện ra cá bỗng ở thượng nguồn sông Lô, thấy cá to và chắc thịt nên đã đem về nuôi trong ao nhà. Tính đến nay, cá bỗng đã có mặt trong ao cá của người dân tộc Tày gần trăm năm. Theo chia sẻ từ các vị già làng, ao cá của người Tày bao giờ cũng có cá bỗng, có những con cá đã nuôi cả 40, 50 năm. Vì có kích thước to hơn hẳn những loài cá khác trong ao, nên cái tên “cá Vua” cũng xuất hiện từ đó. Người dân tộc Tày luôn quý trọng và coi cá bỗng như của cải có giá trị trong nhà. Vào những dịp lễ lớn, người Tày sẽ chọn ra những con cá bỗng to, ngon nhất để làm lễ vật dâng lên đất trời, tổ tiên, bày tỏ lòng thành. Cá bỗng Hà Giang có độ chắc, dai và vị thơm đặc biệt. Khi xưa, cá Bỗng cùng với cá Lăng, cá Anh Vũ, cá Chiên, cá Dầm Xanh là 5 loại cá được chọn ra để dâng lên Vua, Chúa. Vì vậy, cá bỗng được người dân coi là báu vật và luôn trân quý."
Giá trị dinh dưỡng
"Cá bỗng Hà Giang được người Tày nuôi từ rất lâu đời nên thích nghi với nhiệt độ môi trường nước ở Hà Giang, cá khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. Cá có màu xám thẫm, lưng màu đen hoặc xám xanh, nhạt dần về phía bụng. Vảy cá bỗng ở Hà Giang cứng, da dày. Khi cá có khối lượng cá từ 2 kg trở lên, hàm lượng chất béo thô trong cá đạt 3,06-8,70%, protein thô 17,52-19,64%, cholesterol 213,90-414,60 mg/kg, axit amin tổng số 14,15-16,77%, tỷ lệ cơ thịt cao (37,0-51,1Có được chất lượng như trên là nhờ đặc thù của khu vực địa lý. Khu vực nuôi cá bỗng ở Hà Giang có mật độ sông, suối, ao, hồ dày đặc. Nguồn nước được lấy từ nước suối hoặc nước mó (nước từ trong các khe chảy ra) nên nước nuôi cá bỗng ở Hà Giang có độ trong cao. Đây chính là nguyên nhân làm cho màu sắc của cá bỗng ở Hà Giang có màu sậm hơn cá được nuôi ở lòng hồ Tuyên Quang. Cũng do quá trình dẫn nước về ao, nước chảy xuống va đập vào vách núi đã làm cho hàm lượng ô xy hòa tan trong nước cao (6,10-8,44 mg/l) giúp cho cá khỏe hơn vùng khác. Bên cạnh đó, hàm lượng CaCO3 trong nước cao (30,24-40,14 mg/l), vì vậy mà vảy cá bỗng ở Hà Giang cứng, da cá dày nên sau khi chế biến ăn rất ngon. "
Giá trị kinh tế
"Cá bỗng có hàm lượng dinh dưỡng dao vì vậy loại cá bỗng nhỏ, nuôi ở sông thường cũng có giá khá cao từ 250.000đ – 300.000đ/kg. Cá bỗng Hà Giang có chất lượng thịt ngon, tốt hơn, cùng với đó người dân chỉ bán loại cá bỗng to (khi cá đạt tối thiểu 2kg), vì vậy loại cá có giá bán cao hơn cả. Trung bình một con cá bỗng Hà Giang khi bán ra sẽ có giá từ 2.000.000đ – 3.000.000đ/con. Đặc biệt với những ao cá nuôi lâu năm cá còn được bán ra với giá từ 4.000.000 – 5.000.000đ/ con. Nhận thấy giá trị kinh tế và tiềm năng lớn từ nuôi cá bỗng, tỉnh ủy Hà Giang và huyện Vị Xuyện đang xây dựng, phát triển cá bỗng trở thành sản phẩm chủ lực theo hướng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Các hộ dân được vận động chuyển đổi mô hình nuôi cá nhỏ lẻ sang hướng nuôi hàng hóa. Hiện nay, trên toàn huyện Vị Xuyên đã có khoảng 100 hộ gia đình phát triển mô hình nuôi cá bỗng thương phẩm theo hướng hàng hóa. Tùy vào số lượng cá đạt chuẩn bán ra thị trường, mỗi năm các hộ có thu nhập từ 90 triệu đồng đến 300 triệu đồng nhờ vào nghề nuôi cá bỗng Hà Giang."