Cháo Ấu Tẩu
Bộ Canh, Súp, Lẩu
Việt Nam
Giá trị văn hóa
"Không chỉ được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng nơi địa đầu Tổ quốc mà Hà Giang còn hấp dẫn du khách bởi những đặc sản ""độc nhất vô nhị"". Trong đó phải kể đến cháo ấu tẩu - món ăn được ví như ""độc dược"" nhưng đã gắn bó với cuộc sống của bao thế hệ người dân vùng cao. Món cháo này còn được người dân địa phương gọi là ""cháo độc dược"" hay ""cháo chết người"" bởi thành phần nguyên liệu đặc biệt. Đó chính là củ ấu tẩu. Cháo ấu tẩu từ lâu đã được coi là món cháo đặc sản ở Hà Giang. Món cháo này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông nhưng về sau trở thành món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích. Người dân nơi đây gọi là cháo ấu tẩu bởi nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn đem nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành món ăn độc đáo. "
Giá trị dinh dưỡng
"Vì củ ấu tẩu rất độc nên các bác sĩ khuyến cáo người dân khi sử dụng các chế phẩm thuốc có thành phần củ ấu tẩu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm. Lưu ý những người không có kinh nghiệm và du khách không nên tự chế biến củ ấu tẩu làm thức ăn nếu không biết cách chế biến để loại bỏ độc tố. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm củ ấu tẩu sẽ bị ngộ độc có thể tử vong. Các loại rượu ngâm ấu tẩu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Thành phần hóa học của ấu tẩu chủ yếu là aconitin, có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Ngộ độc aconitin của ô đầu chủ yếu do uống quá liều thuốc có củ ấu tẩu, uống nhầm thuốc dùng xoa bóp ngoài da hoặc ăn phải rễ cây này. Ngộ độc củ ấu tẩu còn do ăn cháo khi chế biến không đúng cách."
Giá trị kinh tế
"Ấu tẩu 'đuổi nghèo' ở xã biên giới Cao Mã Pờ Là xã trồng nhiều cây ấu tẩu nhất huyện Quản Bạ (Hà Giang), Cao Mã Pờ đã có HTX đứng ra hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, từ đó thúc đẩy quá trình giảm nghèo bền vững. Khoảng 5 năm về trước, dù ấu tẩu là cây dược liệu có giá trị cao, dễ trồng nhưng chính quyền xã Cao Mã Pờ cũng không khuyến khích người dân mở rộng diện tích vì vẫn còn khó khăn về đầu ra. Sản xuất đi liền với bao tiêu Hiện nay, hầu như nhà nào cũng tận dụng đất nương trồng ấu tẩu vì đã có HTX Đình Quang hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và đầu ra. Loại cây này được trồng bắt đầu từ tháng 12 (âm lịch) đến tầm tháng 7 năm sau là cho thu hoạch. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên trồng ấu tẩu không mất nhiều công chăm sóc như trồng ngô. Người dân chỉ cần làm tơi xốp đất đầu vụ, bón thêm phân hữu cơ là có thể thu hoạch. Ấu tẩu được HTX đứng ra thu mua, sau đó xuất thô cho doanh nghiệp, nên người dân yên tâm mở rộng diện tích cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ cây ấu tẩu. Ông Hoàng Văn Dèn, thôn Vàng Chá Phìn, chia sẻ: Những năm trước đây, giá ấu tẩu chỉ khoảng 40 - 50 nghìn đồng/kg. Giá không ổn định, người dân hoàn toàn phụ thuộc vào các thương lái nên hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên, từ khi HTX đi vào hoạt động, ấu tẩu được bán với giá 50 - 100 nghìn đồng/kg. Người dân không phải lo chuyện đầu ra. “Với 0,2 ha ấu tẩu, trung bình mỗi năm, gia đình có thu nhập trên 50 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí” Theo đánh giá của địa phương, ấu tẩu thực sự trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đồng bào xã Cao Mã Pờ. Xã đang cùng với huyện tạo mọi điều kiện thu hút các doanh nghiệp, HTX trong thu mua, bao tiêu sản phẩm lâu dài để người dân yên tâm chuyên canh trồng, mở rộng diện tích. Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 33,58% (giảm hơn 11,11% so với năm 2015), thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm (tăng hơn 6 triệu đồng). "
Nguyên liệu
Sơ chế: Gạo nấu cháo là loại gạo tẻ thêm nếp cái hoa vàng nên trắng tinh, dậy mùi thơm dịu, dẻo, nhuyễn nhừ, sền sệt
Sơ chế: ( Thịt lợn băm nhuyễn, xào chín )
Sơ chế: Giò lợn được chọn từ lợn nuôi ở địa phương, tươi ngon, sau khi lấy về sẽ thui lửa cho giòn, cạo sạch và chặt khúc trước khi ninh