CAO LẦU

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Nhóm sợi


    Tỉnh Quảng Nam,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Cao lầu là món ăn đã xuất hiện ở phố cổ Hội An từ thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn Hoàng ban bố các chính sách cho phép khai thông cảng Hội An, cho thuyền buôn nước ngoài được phép cập cảng trao đổi hàng hóa. Đây là thời điểm người Hoa và người Nhật xuất hiện, sinh sống ở Hội An và cũng chính là lúc mà cao lầu - đặc sản của Hội An xuất hiện. Món ăn này chính là kết quả của sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác nhau. Cao lầu Hội An được xem như một món trộn ăn kèm với một ít nước dùng đậm đà được đổ xâm xấp chứ không đầy tô. Món này gồm các nguyên liệu quen thuộc như thịt heo xá xíu, tóp mỡ, các loại rau sống...

    Giá trị dinh dưỡng

    Thành phần chính của sợi cao lầu là tinh bột gạo, được dùng chung với thịt heo xá xíu, các loại rau thơm.Cao lầu có nhiều giá trị dinh dưỡng, có chứa nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Xét về mặt dinh dưỡng, cao lầu khá cân đối với đầy đủ carbohydrat, protein, lipit, chất xơ…. Món cao lầu truyền thống thường được bổ sung thêm tóp mỡ và chan thêm mỡ phi, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ không tốt cho cơ thể nên hiện nay món cao lầu đã được cải biến phù hợp hơn. Cụ thể là tóp mỡ được thay bằng sợi cao lầu chiên giòn, rau cũng được bổ sung nhiều loại hơn như giá đỗ, xà lách. Những cải biến này giúp cao lầu ngày càng được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của khu phố cổ Hội An.

    Giá trị kinh tế

    Ngày trước cao lầu vẫn được coi là một món ăn cao cấp. Những người dân ở nông thôn Quảng Nam mỗi khi có dịp lên Hội An đều ao ước được một lần thưởng thức Cao Lầu Hội An và mang về cho cả người thân của mình cùng thưởng thức. Ngày nay, món ăn này đã trở nên rất phổ biến trong các quán ăn ở Hội An từ khang trang tới bình dân.Và đã được người dân đóng gói thành phẩm nguyên liệu chính món cao lầu gồm bánh khô và bánh ram giòn .Cho nên Món Cao lầu ngày càng lan rộng đến các thành phố lớn nên các nhà kinh doanh, gia đình có thể nấu hoặc thưởng thực món Cao lầu để trải nghiệm món ăn ngon miệng và rất mực độc đáo này.

    Nguyên liệu

    Thịt nạc vai: 450 gr
    Sơ chế: Ngâm thịt qua nước muối loãng và giấm khoảng 15 phút, rửa sạch ướp thịt với một chút muối. - Cắt thịt với khổ lớn dùng tay bóp cho muối thấm vô thịt, tiếp đến cho 2 thìa canh đường, ngũ vị hương, 1 thìa canh hạt nêm vào ướp cùng. Ướp khoảng 1 - 2 giờ rồi cho tiếp nước tương và tỏi đập dập vào thịt ướp cùng. - Rau sống và giá đỗ rửa sạch để ráo nước.
    Ram khô : 50 gr
    Sơ chế: chiên giòn
    Sợi cao lầu tươi: 300 gr
    Sơ chế: Trụng qua nước sôi cho bánh dai mềm

    Gia vị

    Muối hột: 5 gr
    Ngũ vị hương: 5 gr
    Đường đen: 200 gr
    hạt nêm: 2 tsp (Teaspoon)
    Nước tương: 200 gr
    Tỏi: 20 gr
    Húng lủi: 30 gr
    Giá : 100 gr
    Cải con: 200 gr

    Chế biến

    Đặt chảo dầu lên bếp cho thịt vào chiên vàng 2 mặt, trở thịt thường xuyên để không bị cháy. - Cho tất cả nước ướp thịt (thêm ít nước nếu thấy phần nước quá ít) vào nấu sôi lên, đậy nắp và hạ lửa nhỏ liu riu. Khoảng 5-10 phút trở mặt thịt 1 lần cho thịt thấm gia vịsau khoảng 1 giờ thì chắt nước thịt từ trong nồi sang nồi khác để làm nước chan. - Phần thịt trong nồi thì làm khô lại và trở thịt liên tục cho đến khi thịt hoàn toàn khô ráo như ý. Sau đó gắp thịt ra đĩa để nguội rồi thái lát mỏng. - Về phần nước chan thì thêm nước hầm xương nấu sôi trở lại và nêm thêm nước tương nếu muốn. Vì mỳ cao lầu là loại mì ăn khô với ít nước chan cho nên phần nước chan phải hơi đậm khi chan vào mỳ mới thấm vừa. - Trụng cao lầu qua nước sôi - Trụng ít giá cho vào dưới đáy tô, tiếp đến cho mì và trên cùng là thịt xíu. Chan nước dùng vào và trên cùng cho vài miếng ram chiên, rau sống và ít ớt bột. - Ăn kèm với nước tương và ớt cắt khoanh.

    Hình ảnh