Cá thát lát rút xương tẩm gia vị
Chế biến tươi
Việt Nam
Giá trị văn hóa
"Cá thác lác từ lâu đã được các bà nội trợ lựa chọn để sử dụng làm thực phẩm chế biến trong các bữa cơm. Chính vì sức hút khó cưỡng mà hiện nay có rất nhiều ngư dân đã làm giàu bằng cách kinh doanh loài cá này tại nhà Ở nước ta, cá thác lác (thát lát) là một giống cá khá phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá Thát lát ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì có nhiều. Thế nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến cá Thát lát Hậu Giang. Từ cá thát lát có thể chế biến nhiều món ăn ngon, được xem là đặc sản trứ danh của vùng đất này. "
Giá trị dinh dưỡng
"Cá thác lác và những công dụng bất ngờ Cá thác lác, hay còn gọi là cá thát lát, không chỉ là một món đặc sản thơm ngon mà còn là báu vật dinh dưỡng. Việc chế biến cá thác lác sao cho giữ nguyên giá trị dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng, khiến món ăn không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. 1. Đặc điểm sinh học của cá thát lát Cá thác lác có hình dáng độc đáo với thân hình dẹp, đuôi nhỏ, và miệng lớn. Màu sắc của cá phản ánh sự hài hòa với môi trường biển. Cá thường sinh sản vào mùa xuân và có thể đẻ hàng nghìn trứng. Những con cá non có lằn đậm trên cơ thể. Cá thát lát là loài ăn tạp, ưa thích động vật và thực phẩm thủy sinh. Chế độ dinh dưỡng của chúng cung cấp axit béo omega và chất béo có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tim mạch. Cá thát lát thường ưa thích ăn động vật nhỏ, rễ cây thuỷ sinh và cá bột. Thịt cá thác lác chứa nhiều chất béo, đặc biệt là axit béo omega, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe tim mạch. Với lượng dinh dưỡng như 11.3g chất béo trong mỗi 100g thịt cá, cá thát lát được coi là loại cá béo, hỗ trợ cung cấp axit béo omega cho cơ thể. Cá thát lát không chỉ là một món ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá, đặc biệt có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch. "
Giá trị kinh tế
"Có mặt tại nhiều địa phương miền Tây nhưng ở Hậu Giang, cá thát lát có chất lượng và hương vị nổi trội. Đây chính là nguồn cảm hứng để gần 20 năm qua, chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang miệt mài nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm từ cá thát lát. Trải qua bao thăng trầm, đến nay, chị Thùy đã có trong tay Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm cho cơ sở Kỳ Như do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; 2 bằng Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực với sản phẩm cá thát lát rút xương tẩm gia vị và chả cá thát lát tươi do Cục trưởng Cục Công thương địa phương cấp. Bộ trưởng Bộ Công thương đã cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia với sản phẩm chả cá thát lát tươi. Mới đây nhất, Hợp tác xã Kỳ Như vinh dự đạt chứng nhận “Cá thát lát rút xương tẩm gia vị Kỳ Như - sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Sản phẩm vì sức khỏe người Việt”, “Sản phẩm thương hiệu vàng”, “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2022”... Thành quả này đã khẳng định hướng đi đúng đắn của chị Thùy, tạo động lực mới cho hành trình đưa cá thát lát Hậu Giang từ sông quê vươn tầm ra biển lớn. Cá thát lát là 1 trong 5 loại nông sản chủ lực của tỉnh. 9 tháng đầu năm 2023, diện tích nuôi cá thát lát của tỉnh gần 72ha. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 diện tích nuôi cá thát lát đạt 150ha, sản lượng cá thát lát 13.500 tấn. Cá thát lát được nuôi theo quy trình, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. HTX Kỳ Như đã xây dựng chuỗi sản xuất khép kín từ con giống, nuôi, chế biến. Tất cả được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo nguồn gốc cá, an toàn thực phẩm, cân đối nguồn cung giúp tiết giảm chi phí. Trong ảnh: chị Nguyễn Kim Thùy kiểm tra trứng cá thát lát đang ấp. HTX Kỳ Như hiện sở hữu 3ha nuôi cá thát lát, cùng với đó vùng nguyên liệu liên kết gồm 26 thành viên, diện tích khoảng 12ha cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến, sản xuất. " "Nhờ thổ nhưỡng cộng với nguồn nước phù hợp mà cá thát lát Hậu Giang có chất lượng “nhỉnh” hơn so với các vùng khác. Thịt cá săn chắc, giòn, dai, sớ thịt mịn...Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, hàm lượng đạm thô có trong cá thát lát Hậu Giang chiếm 18%, trong khi ở các tỉnh khác chỉ đạt 16%. Cá thát lát nhiều xương, do vậy, để mọi người, mọi lứa tuổi vẫn thưởng thức trọn vẹn vị ngon của cá thát lát, HTX Kỳ Như đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm cá rút xương. Trong ảnh là động tác xử lý cá, sau đó dùng muỗng nạo lấy thịt, trộn với gia vị để cá dai. Cuối cùng, đắp phần chả cá đã xử lý vào phần da cá để tạo hình cá hoàn chỉnh. HTX Kỳ Như có 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và 1 sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL. Trong đó, cá thát lát có 10 sản phẩm. Hiện HTX cung cho các cửa hàng, hệ thống các siêu thị Co.opMart, Mega và xuất khẩu sang thị trường Mỹ... với sản lượng trên 700 tấn sản phẩm cá thát lát/năm, lợi nhuận khoảng 2 tỉ đồng. Chị Thùy tâm niệm rằng, “vạn sự khởi đầu nan”. Quan trọng là phải nghiêm túc với công việc, chữ “tín” phải được đặt lên hàng đầu và chất lượng là yếu tố quyết định làm nên thương hiệu. DIỆN TÍCH NUÔI - NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG - Diện tích nuôi: 10 ha và 300 vèo. - Năng suất: 4 - 6 tấn/ha. - Sản lượng: Khoảng 490 tấn/năm. - Giá thành sản xuất từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg. THỜI VỤ THẢ NUÔI - Cá thát lát bắt đầu nuôi từ tháng 3- 5. Tuy nhiên hiện nay người nuôi có thể nuôi quanh năm. - Vùng nuôi tập trung tại các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy và Thành Phố Vị Thanh. - Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC - Cá thát lát có thân dài, hình dẹp, toàn thân phủ vẩy và đuôi nhỏ. Phần mũi cá thát lát ngắn, phần đầu hơi to, miệng lớn. - Trên thân cá có chấm đen cườm gọi là cá Thát lát cườm. Loại cá không có chấm đen gọi là cá Thát lát thường. - Thịt cá có màu trắng tự nhiên. Thịt cá thơm và dai, khó có loại cá nước ngọt nào sánh bằng. Trọng lượng cá thát lát đạt từ 300g đến 700g – 800 g/con. "