Bánh tráng phơi sương
Bộ Chay
Việt Nam
Giá trị văn hóa
"Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng đã có từ lâu đời, truyền từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh từ thế kỷ 18. Ban đầu là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này người ta đã sáng tạo ra bánh tráng phơi sương. Đất Trảng Bàng được trời cho ngày nhiều nắng đêm lắm sương. Đêm về sáng, sương giăng mờ đất Trảng Bàng. Để làm bánh tráng phơi sương, người dân nơi đây cũng phải một nắng hai sương thức khuya dậy sớm. Ở Trảng Bàng có nhiều giai thoại về nguồn gốc của bánh phơi sương. Tương truyền rằng, có gia đình nọ đưa nhau từ miền Trung vào miệt Trảng Bàng thuộc trấn Gia Định (nay là Trảng Bàng, Tây Ninh) sinh sống. Họ chọn nghề bánh tráng để mưu sinh. Lúc ấy, bánh tráng vẫn còn dùng bột gạo chứ chưa dùng tinh bột khoai mì như hiện nay nên thường dày và cứng, nướng ăn chứ không mềm để cuộn với thịt luộc, rau sống. Một buổi chiều, cô con dâu do quá mệt nên khi gom bánh khô vào nhà đã bỏ quên hai vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn sẽ bị ""nằm mê"" không ngon, liền định rầy la. Anh chồng thương vợ mới về nhà còn chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh mềm mại sương đêm ấy mang vào nhà và hái những lá rau quanh vườn rồi mời cả nhà cùng ăn. Không ngờ mọi người ăn đều tấm tắc khen ngon, bà mẹ không la rầy con dâu nữa và từ đó món ""bánh tráng phơi sương"" ra đời. Hay lại có chuyện anh chồng để quên một ràng bánh đã nướng ở ngoài trời chiều hôm trước, bánh để qua đêm bị ướt sương, tiếc của ăn lại thấy ngon nên từ đó mới có nghề đem bánh tráng nướng phơi sương… Thế nhưng thực tế do bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ rách nên người ta đã nghĩ ra cách tráng thêm hai lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm chút muối để bánh dẻo và đậm đà, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ phồng mềm rồi đem phơi sương. Hơi sương sẽ ngấm từ từ vào bánh, giúp bánh mềm, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn. "
Giá trị dinh dưỡng
"Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh tráng phơi sương Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bánh tráng phơi sương như sau: - Protein: 3,9g - Tinh bột: 77,9g - Canxi: 18mg - Sắt: 28,5mcg - Chất béo: 275mg - Chất xơ: 467mg - Phốt pho: 62mg 100g bánh tráng phơi sương bao nhiêu calo? Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy thì 100g bánh tráng phơi sương có hàm lượng calo là 290 calo. bịch bánh tráng phơi sương bao nhiêu calo? Thông thường, 1 bịch hay 1 cuốn bánh tráng có trọng lượng 250g. Như vậy, 1 cuốn bánh tráng phơi sương calo sẽ vào khoảng 725 calo. Bánh tráng phơi sương bơ bao nhiêu calo? Bơ là một thực phẩm chứa nhiều calo. Do đó khi ăn kèm bơ cùng bánh tráng phơi sương thì lượng calo bánh tráng phơi sương tăng lên đáng kể. Cụ thể, 100g bánh tráng phơi sương bơ có chứa 330 calo. Bánh tráng phơi sương hành phi bao nhiêu calo? Calo trong bánh tráng phơi sương hành phi là 315 calo/ 100g. Như chúng ta đã biết, hàm lượng calo trong bánh tráng phơi sương vào khoảng 330 calo / 100g. Nhưng 100g bánh tráng có rất nhiều miếng. Do vậy, nếu như bạn chỉ ăn vài miếng bánh tráng trong 1 lần ăn thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tương đối ít, nên sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của bạn."
Giá trị kinh tế
"Trảng Bàng có nhiều làng nghề làm bánh tráng phơi sương nổi tiếng như ở khu phố Lộc Du, Gia Huỳnh (thị trấn Trảng Bàng), ấp An Thành (xã An Tịnh). Từ hàng trăm hộ theo nghề làm bánh tráng phơi sương trước kia, bây giờ “rơi rụng” dần, hiện chỉ còn hơn chục hộ. Nghề này rất cực, vì trải qua rất nhiều công đoạn như tráng, phơi, nướng và phơi sương. Công phu, mất nhiều thời gian nhưng thu nhập thấp, trung bình mỗi ngày một người chỉ kiếm được hơn 100.000 đồng. Nghề này còn phụ thuộc vào thời tiết, ngày nào gặp mưa, không phơi được bánh, coi như hôm đó không có thu nhập, có khi còn mất cả vốn. Do đó, người tráng bánh ở làng nghề dần dần bỏ nghề, đi làm việc khác, người trẻ cũng chẳng mặn mà. Nhiều người đi làm công nhân, công việc nhàn hơn, thu nhập lại cao hơn nên không thích ngày đêm cặm cụi bên lò tráng, nướng bánh hay phải thức trắng đêm phơi sương. Theo nhiều hộ dân lâu năm trong nghề, việc làng nghề rơi vào tình trạng mai một, người dân quay lưng với nghề truyền thống của mình là do công việc vất vả, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra không ổn định. Những người nhiều năm gắn bó với làng nghề, đang cố nuôi giữ cái nghề truyền thống trên trăm tuổi này mong mỏi Nhà nước “vào cuộc”, hỗ trợ vốn vay cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. "