Giá trị văn hóa
" - Bánh đập là món ăn gắn liền với lịch sử và truyền thống của người Hội An. Từ xưa, người dân địa phương thường ăn món này để thay đổi khẩu phần thịt cá hàng ngày cho đỡ ngán và dần dần trở thành một đặc sản.
- Bẻ bánh đập giống như nghi thức khai tiệc, phong tục lâu đời của nơi đây."
Giá trị dinh dưỡng
"Dinh dưỡng từ gạo nếp làm bánh tráng và bánh ướt: gạo nếp thành phần chính là tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Có thể chữa đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng trấp v.v… Rạ lúa nếp chữa mụn lở, hay trĩ.
- Dinh dưỡng từ mắm cái cá cơm: Cá cơm có nhiều axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất giúp duy trì sức khỏe tốt. Chúng chứa canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri và kẽm. Cá cơm là một nguồn giàu vitamin như thiamin, riboflavin, niacin, folate, vitamin C, B12, B6, A, E và K. Những loại cá này cũng chứa chất béo và cholesterol tốt. Lợi ích sức khoẻ: cải thiện sức khoẻ tim mạch, cải thiện sức khoẻ xương, sức khoẻ mắt, giàu sắt, nguồn bổ sung tốt Selenium, giàu Niacin & Vitamin B12 và chống viêm."
Giá trị kinh tế
"Bánh tráng đập chấm mắm nêm là món ăn dân dã truyền thống, là một phần linh hồn trong ẩm thực của xứ Quảng. Đồng thời là một trong những món ngon phải thử khi đến Hội An nên thu hút được rất nhiều du khách phương xa biết đến và ưa thích.
- Giá thành của mắm cái cũng cao khiến nước mắm lọc kiểu truyền thống có giá cao gấp 3 giá nước mắm trên thị trường, và mỗi 1 kg mắm cái chỉ lọc được tầm 500ml nước mắm mà thôi."
Nguyên liệu
bánh tráng đập: 300 gr
mỡ hành: 500 gr
đậu phộng rang: 200 gr
mắm cái cá cơm: 200 gr
Chế biến
" - Công đoạn làm bánh tráng và bánh ướt: Sau khi ngâm nửa ngày cho gạo nở đủ, thì đem đi nghiền thành bột nước. Sau đó, người ta đem đi ủ 3 tiếng. Bí quyết của người Quảng là khi tráng bánh bỏ thêm chút muối vào bột để bánh đập được phồng và xốp hơn.
- Bánh tráng: bánh tráng gạo được nướng trên than hồng cho đến khi có màu ngả vàng, thật giòn. Lưu ý cần khéo léo, đảo liên tục 2 mặt bánh để không bị cháy.
- Khi tráng bánh ướt, người Quảng Nam dùng gáo dừa để múc bột. Trước khi tráng bánh đập, phải khuấy nhẹ bột đều tay thì khi tráng bánh mới mềm dẻo và không bị hạt cát. Khi nồi tráng bánh đạt tới nhiệt độ thích hợp, người bán sẽ múc bột dàn đều ra vải của nồi hơi. Sau khoảng 2 phút bánh chín, dùng que tre đưa bánh lên ống tre để bánh không bị dính.
- Lúc bánh ướt đã hơi nguội, người ta cho bánh lên bánh tráng nướng và cho thêm hành lên trên.
- Mắm cái (mắm nêm) phải là loại làm từ con cá cơm đánh bắt ở biển Cửa Đại ở Hội An ướp muối là thành mắm. Mắm pha với một chút đường và một chút dầu phi hành là đã có được một chén nước chấm hoàn thiện, nếu thích ăn cay bạn có thể cho thêm một chút ớt tươi (hoặc tương ớt).
- Ngoài ra, cũng có thể thưởng thức bánh đập với mắm xối được làm từ mắm cái và trái dứa được thái nhỏ.
- Cũng có thể thưởng thức bánh đập ăn kèm với thịt nướng, thịt luộc hoặc lòng lợn. Hương vị mềm dẻo, giòn tan của bánh đập khi kết hợp với thịt nướng cũng tạo nên vị riêng, khiến người ta thích thú.
- Các thưởng thức: trước khi ăn, thực khách đặt bàn tay lên giữa chiếc bánh rồi ấn xuống cho bánh vỡ ra thành từng mảng, bánh tráng dính vào bánh ướt sau đó tách từng miếng bánh đã vỡ ra chấm vào bát nước chấm, cũng có người lấy muỗng múc nước chấm chan lên bánh và rồi ăn."
Nhà hàng/quán ăn
Quán bánh đập số 9 Hội An: Cửa Nam, Tp.Hội An
Quán bánh đập Hội An Phúc: phường Cẩm Nam, Tp.Hội An
Bánh đập Hường Hội An: số 82 đường Nguyễn Tri Phương, phường Cẩm Nam, Tp.Hội An
Quán bánh đập Bà Già: thôn 1, Cẩm Nam, Tp.Hội An
Bến Tre: 98/1 Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam, Tp.Hội An
Bánh đập Cẩm Nam Hội An: số 679 đường Hai Bà Trưng, Phường Cẩm Phổ, Tp.Hội An