Bánh sắn
Bộ Lương thực
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Bánh sắn Phú Thọ, món ăn của người nghèo thời xưa nay trở thành món ăn đặc sản, được nhiều người yêu thích. Thời đó, chỉ có món bánh sắn nhân đũa. Ngày xưa nghèo nên thường làm bánh sắn chay và để cho bánh nhanh chín, chín đều người ta sẽ lấy chiếc đũa chọc một lỗ giữa bánh và cái tên bánh sắn nhân đũa ra đời từ đó.Ngày ấy được ăn chiếc bánh sắn nhân đũa thôi mà cũng xuýt xoa. Giờ thì không còn bánh sắn nhân đũa, thay vào đó là nhân thịt, hành và mộc nhĩ băm nhỏ nên mùi vị thơm ngon, béo ngậy.
Giá trị dinh dưỡng
Bánh sắn chín có màu đục, được bọc lớp lá chuối mỏng. Nhiều người nhìn qua sẽ không muốn thưởng thức. Nhưng khi ăn thử, bạn sẽ hết sức bất ngờ với vị dẻo dai, bùi bùi, kèm theo đó là cảm giác béo ngậy thơm từ nhân hành thịt băm.Bánh sắn có nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa một lượng chất xơ cao mà hàm lượng calo thấp.
Giá trị kinh tế
Xã Hiền Lương Phú Thọ hiện có tới hàng chục hộ đang hành nghề làm bánh sắn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh vài chục nghìn chiếc bánh sắn. Đây không những là đặc sản của xã Hiền Lương, mà còn là món đặc trưng của tỉnh Phú Thọ. Du khách về đây không thể không thưởng thức loại bánh này.Hiện có hơn chục hộ làm bánh sắn, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 7.000-8.000 chiếc. Bánh sắn Hiền Lương không chỉ bán tại chỗ mà đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đà Nẵng, Hải Dương. Du khách đến với Phú Thọ, khi đến cổng đền Mẫu Âu Cơ, du khách sẽ bắt gặp các điểm bán hàng, sắp lễ đều giới thiệu món bánh sắn truyền thống của vùng đất giàu truyền thống này.
Nguyên liệu
Sơ chế:
Sơ chế: Thịt ba chỉ ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch lại với nước để ráo rồi thái nhỏ khoảng 1/2 lóng tay. Đem ướp với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều. Để thịt nghỉ khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.