Bánh răng bừa
Bộ Lương thực
Việt Nam
Giá trị văn hóa
"Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa,[1] là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như: Bánh tẻ làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh) Bánh tẻ Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) - hay còn gọi là bánh răng bừa Bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ở Mỹ Đức, Hà Nội cũng có bánh tẻ Phúc Lâm nhưng ít nổi tiếng hơn. Bánh tẻ hay còn được biết tới với tên gọi bánh lá hoặc bánh răng bừa, là một loại bánh mặn truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam, nổi bật như bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), bánh tẻ làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh thị xã Sơn Tây, Hà Nội), bánh tẻ ở xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên)… Nhìn chung, bánh tẻ được làm từ bột gạo tẻ, có nhân thịt bên trong và được gói bằng lá dong. Trước khi thưởng thức, bánh tẻ sẽ được đem luộc chín kỹ."
Giá trị dinh dưỡng
"Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bánh tẻ thường chứa khoảng 150 kcal do nguyên liệu chế biến bánh tẻ chứa khá nhiều năng lượng, cũng như cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Lưu ý: Hàm lượng calo bên trên có thể thay đổi tùy vào nguyên liệu và công thức làm bánh của mỗi người. Nguyên liệu làm bánh tẻ càng đa dạng, khối lượng bánh càng lớn thì calo trong bánh càng cao. Theo đó, hàm lượng calo trong bánh tẻ không quá cao với mức calo khoảng 150/ 100g, đây là con số không quá cao nếu đem so sánh với mức năng lượng tối thiểu cần nạp mỗi ngày là 2000 kcal/ người trưởng thành. Ngoài ra, bánh tẻ được làm chủ yếu từ gạo tẻ và thịt lợn, đây là 2 nguyên liệu sẽ cung cấp cho bạn nguồn dưỡng chất rất tốt, điển hình như vitamin, chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo,… Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh và lâu hơn sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm soát khẩu phần ăn bánh tẻ của mình tốt hơn. Bởi gạo tẻ và thịt lợn là hai thành phần nguyên liệu rất dễ gây ra tăng cân nếu bạn nạp quá nhiều vào cơ thể của mình. Các chất tinh bột, chất béo hay chất đạm đều là những chất dinh dưỡng hàng đầu ảnh hưởng tới vóc dáng và cân nặng của con người. Do vậy, các bạn chỉ nên ăn tối đa từ 1 đến 2 chiếc bánh tẻ trong ngày mà thôi, khi ăn hãy cố gắng chia nhỏ chiếc bánh thành nhiều bữa nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ cho việc tiêu hóa của dạ dày và giúp thức ăn nhanh chóng được chuyển hóa. Điều này sẽ hạn chế tình trạng năng lượng tích tụ gây ra mỡ thừa. Trong khi ăn bánh, bạn cũng có thể uống thêm nước lọc để nhanh no hơn, ăn kèm rau xanh hoặc trái cây. Sau khi ăn bánh, đừng quên kết hợp tập luyện, vận động để tiêu hao năng lượng và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn. "
Giá trị kinh tế
"Thị trấn Văn Giang, Hưng Yên là nơi có những cơ sở sản xuất bánh tẻ lâu năm. Đặc biệt, chủ của những cơ sở đều là những người có kinh nghiệm được truyền lại từ thế hệ trước. Vì vậy, bánh làm ra cực kỳ ngon. Trong đó, được biết đến nhiều nhất là bánh tẻ Phụng Công. Bánh tẻ hay còn gọi là bánh lá. Nhiều người còn gọi là bánh răng bừa, do hình dạng giống chiếc răng bừa của những người nông dân. Bánh có thể ăn nóng hoặc nguội đều ngon, dai, dẻo và thơm mùi nhân bên trong. Bánh tẻ được bán rộng rãi, phổ biến. Bánh được bánh nhiều ở dọc thị trấn Văn Giang, Hưng Yên và đoạn đường 39B. Rất nhiều người đi qua đây hoặc tiện đường đều mua về ăn hoặc làm quà cho người thân gia đình. Đặc sản Bánh tẻ Văn Giang, Hưng Yên bán với giá 30K/1 chục "