bánh mì sài gòn
Bộ Lương thực
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Bánh mì Sài Gòn là sản phẩm giao lưu văn hóa đa quốc gia.Theo nhiều giả thiết, bánh mì có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.Lúc đầu, bánh mì chỉ dùng cho người Pháp và một số gia đình có liên quan tới người Pháp, nhưng dần dần nó được “bình dân” hóa, và rồi được “Việt hóa” thành món ăn chính, có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày, là món ăn sáng, ăn xế hay ăn thay bữa chính có kèm thêm các món khác.Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30 - 40 cm. Ổ bánh mì có thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc và tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.
Giá trị dinh dưỡng
Bánh mì thịt kiểu Sài Gòn bắt đầu dậy sóng khi tiệm bánh mì Sài Gòn đầu tiên được mở cửa hơn 50 năm về trước. Người Sài Gòn bắt đầu ưa chuộng vì tính ngon, bổ, rẻ của món bánh mì.Ổ bánh mì vừa đủ một người ăn nên không lớn lắm. Vỏ bánh giòn, ruột bánh đặc vừa phải, bột không bị vón cục khi nhai trong mềm ngoài giòn mới đúng chuẩn.Bánh mì cung cấp đầy đủ 3 nhóm dinh dưỡng đa lượng và một số nhóm dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Đó chính là lí do khiến nó có thể ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Giá trị kinh tế
Bánh mì hiện được coi là một trong những món ăn đặc trưng của Việt Nam phủ sóng ra toàn thế giới. Chúng ta ăn bánh mì vào buổi sáng, buổi trưa và đôi khi là cả buổi tối. TP.HCM có thể nói là “thủ phủ” của các loại bánh mì. Hiếm thấy con đường nào ở TP.HCM mà không san sát những tiệm bánh mì nối kề nhau. Xen lẫn những cửa hàng lớn của các thương hiệu bánh mì nổi tiếng mà người ta thường xếp hàng dài chờ mua như bánh mì Như Lan, Huỳnh Hoa, Tuấn Mập, Minh Châu… là hàng ngàn xe bánh mì nhỏ. Thậm chí, chỉ 1 m2 ở con hẻm nào đó cũng có thể hình thành nên 1 “cơ sở kinh doanh” bánh mì tấp nập người mua.Có thể nói, hiếm có mặt hàng nào có độ phủ sóng lớn hơn những điểm bán bánh mì tại TP.HCM.