BÁNH ÍT LÁ GAI

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Món bánh: có thành phần bột chiếm >50%


    Tỉnh Bình Định,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Bánh ít lá gai đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, truyền thống từ đời này sang đời khác. Ngày nay, bánh ít vẫn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết truyền thống của địa phương.Nghề làm bánh ít lá gai vẫn duy trì được cho đến ngày nay là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Bình Định. Bởi, không chỉ đơn thuần là một nghề mà còn thể hiện sự khéo léo của bàn tay con người, hương vị ngon ngọt của bánh mang đậm biểu trưng cho đặc sản của vùng đất võ trời văn.Người ta dùng lá gai để trộn chung với bột, làm nên một thứ vỏ bánh thơm đặc trưng, nên được gọi là bánh ít lá gai.Về hình dáng bánh được kể có nguồn gốc liên quan đến vùng đất miền trung, nơi người Champa sinh sống ngày xưa, họ gói bánh hình chóp tượng trưng tháp chàm.

    Giá trị dinh dưỡng

    Bánh ít lá gai được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp, lá gai, đậu xanh, dừa nạo, đường cát, … cùng một số loại nguyên liệu khác an toàn cho sức khỏe người dùng. Trong bánh ít lá gai có chứa hàm lượng protein khá cao. Protein có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Protein có vai trò quan trọng như tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

    Giá trị kinh tế

    Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản nổi tiếng của người dân miền đất Võ Bình Định, với màu sắc bắt mắt và hương vị đặc trưng bánh ít Bình Định luôn có sức hút với bao thế hệ. bánh ít lá gai lan tỏa đi khắp nơi, ra tận thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền bắc, vào TP.HCM, đến các tỉnh miền Nam, lên Tây Nguyên và mang ra cả nước ngoài để làm quà.

    Nguyên liệu

    Bột nếp: 500 gr

    Lá gai: 500 gr

    Đậu xanh cà: 300 gr

    Dừa khô nạo sợi: 150 gr

    Đường: 150 gr

    Dầu ăn: 100 gr

    Lá chuối: 300 gr

    Mè trắng: 30 gr

    Gia vị

    Muối: 3 gr

    Chế biến

    Lá gai tươi đem luộc kỹ rồi trộn chung với bột nếp và đường kính trắng sau đó đem giã nhuyễn bằng cối đá và chày gỗ. Bột nếp này được chế biến như sau: Nếp đem ngâm vài tiếng rồi đem xay nhuyễn, cho lắng nước hay ép cho ra hết nước bằng túi vải. Ta sẽ có bên trong túi vải là bột nếp nguyên nhất và dẻo. Khi đó mới trộn với đường và lá gai rồi giã. Ngày nay đã có máy móc hỗ trợ nên khâu trộn bột này khá nhẹ nhàng. Có thể dùng máy để trộn. Máy sẽ quay và trộn đều nhưng nếu giã thì người làm bánh phải đảm bảo giã nhuyễn và bột mịn sau khi đã được quyện với nhau từ các nguyên liệu lá gai, bột và đường. Sau đó để bột nếp vừa làm nhuyễn với đường này khoảng 30 phút cho dậy bột sau đó cho thêm bột năng đã chuẩn bị sẵn kèm với nước cốt lá dứa đã vắt kỹ từ lá dứa giã nhỏ và lược bỏ bã rồi tất cả lại được giã trong cối hoặc trộn bằng máy. Khâu trộn bột này rất quan trọng vì càng kỹ và nhuyễn bao nhiêu thì bánh càng ngon bấy nhiêu. Với cách làm truyền thống thì lúc này, người thợ làm bánh sẽ hơ bột trên lửa. Cách hơ cũng khá quan trọng sao cho bột vừa tới không quá kỹ cũng không quá sơ sài. Có thể dùng 2 hoặc 3 chiếc đũa xêu bột lên hơ trên lửa, vừa hơ, vừa kéo bột theo chiều ngang như dệt cửi. Và trở qua, trở lại cho bột được nóng đều trên lửa. Bột khi đã nhuyễn và được hơ rồi sẽ được nắn thành hình tròn để chuẩn bị cho nhân vào bên trong. Nhân bên trong gồm có đậu xanh và dừa bào sợi đã được sơ chế. Sơ chế đậu xanh khá đơn giản, chỉ việc ngâm cho nở chỗ đậu xanh cà, rồi đãi sạch vỏ, nấu chín với một chút xíu muối rồi tán mịn sau đó trộn với dừa bào sợi nhớ kèm theo chút đường mịn là loại đường kính trắng được xay nhỏ cho qua rây để lấy đường mịn cho nhân đậm đà. Và có thể xào với chút nước cốt dừa cho tăng vị béo của nhân bánh. Sau khi cho nhân vào trong vỏ bánh đã được ấn bẹt ra thì tiến hành vo tròn lại chiếc bánh sao cho nhân bánh được bao kín bởi vỏ bánh bằng bột vừa hơ qua lửa. Kế tiếp là rắc mè lên trên mặt bánh trước khi gói vào trong lá chuối đã được làm sạch xếp hình chóp và cuối cùng là sắp bánh vào xửng hấp chín. Như vậy là chúng ta đã hoàn tất quá trình làm món bánh ít lá gai nhân dừa với đậu xanh.