Bánh Đậu Xanh Hải Dương

    1 ₫ 1 ₫ 1.0 VND

    1 ₫

    Sự kết hợp này không tồn tại.

    Thêm vào giỏ

    Bộ Lương thực


    Tỉnh Hải Dương,
    Việt Nam


    Giá trị văn hóa

    Bánh đậu xanh Hải Dương bắt đầu được nhiều người biết đến khoảng hơn 100 năm nay và gắn liền với câu chuyện về vua Bảo Đại (1913-1997). Theo các cụ cao tuổi kể lại: Một lần, vua Bảo Đại đến thăm vùng đất Xứ Đông, người dân nơi đây đã dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh, đường, mỡ. Vua ăn thấy rất ngon và khen bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Vua Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương và cho in hình “Rồng Vàng”, biểu tượng Uy quyền của Vua, trên hộp bánh. Từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh Đậu xanh Rồng vàng Hải Dương”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng của Hải Dương để phân biệt với các loại bánh Đậu xanh ở các tỉnh khác.

    Giá trị dinh dưỡng

    " Bánh đậu xanh Hải Dương luôn có một hàm lượng chất dĩnh dưỡng cao. Bánh đậu xanh Hải Dương giúp nhiều người giảm béo, giảm mỡ máu, phòng các bệnh xơ cứng động mạch. Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác dụng tích cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người. Do đó, ngày nay đậu xanh được mệnh danh là “Thực phẩm của tương lai”. Theo đông y, hạt đậu xanh có màu xanh, vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Hạt đậu xanh tốt cho sức khỏe tim mạch, tốt cho dạ dày, có tác dụng lợi tiểu... Nhờ những công dụng đó, đậu xanh được người dân chế biến thành các món ăn, hay tinh bột để phòng tránh bệnh tật. Đậu xanh chính là cứu tinh dành cho những người thường xuyên phải làm việc bằng giọng nói như giáo viên, diễn giả, ca sĩ, phát thanh viên, biên tập viên. Điều này là do, đậu xanh có vị ngọt, mát, có giải nhiệt nên làm dịu thanh quản hiệu quả. Ngoài ra, trong giá đậu xanh cung cấp vitam Nếu thường xuyên bị mỏi cơ hoặc đau nhức xương khớp thì bạn nên ăn các món ăn từ đậu xanh vì thành phần vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu xanh sẽ ngăn cản quá trình lão hóa và giúp làm trẻ lại các dịch nhờn trong các khớp xương, tái tạo các tế bào cơ, kết hợp với vitamin K và B sẽ tăng cường sức khỏe xương và hỗ trợ ngăn chặn các bệnh viêm nhiễm và loãng xương. Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ cho thấy, đậu xanh có chứa nhiều hợp chất anthocyanins – một chất chống oxy hóa gấp 10 lần có trong trái nho, dâu tây, quả mâm xôi. Chất anthocyanins chính là cừu thù của sắc tố melanin – nguyên nhân gây đen và sạm da, dó đó bạn sẽ có một làn da trắng sáng nhờ đậu xanh. Đậu xanh giúp làm sạch lỗ chân lông và trị mụn đầu đen rất hiệu quả. Đồng thời khi kết hợp sử dụng bột đậu xanh với bột nghệ và sữa tươi, hiệu quả của nó tăng gấp bội, da sẽ săn chắc đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo da ngăn ngừa lão hóa da, chạy xệ."

    Giá trị kinh tế

    "Ông Nguyễn Đình Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bánh đậu xanh Hải Dương, cho biết: “Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1975, những người làm bánh đậu xanh bắt đầu khôi phục lại nghề truyền thống làm bánh của Hải Dương. Từ năm 1980, Hải Dương có khoảng 80 cơ sở sản xuất bánh đậu xanh. Giờ chúng tôi kế thừa nghề truyền thống này và giữ chất lượng nhưng cải tiến công nghệ sản xuất, thế nên bánh ngày xưa chỉ dể được 1 tuần hoặc nửa tháng nhưng giờ nếu để chỗ mát có thể được một năm.” Hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông Nguyễn Đình Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bánh đậu xanh Hải Dương, cho biết: “Để xuất khẩu, chúng tôi luôn cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngay người lao động cũng luôn được tập huấn an toàn thực phẩm. Trước thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế rất cần đến mẫu mã, chúng tôi luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra chúng tôi đa dạng hóa sản phẩm bằng cách sản xuất thêm bột đậu xanh, bột đậu nành ăn liền.” Hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương trở thành món quà quê hương tặng cho người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, tết. Rất nhiều người Việt Nam và những con người Hải Dương sinh sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê đều không quên mang theo hộp bánh đậu xanh làm quà. Những du khách có dịp ghé qua Hải Dương đều muốn thưởng thức món bánh thơm ngon này và chắc chắn không quên mua về làm quà cho người thân. Anh Trần Mạnh Hà, quê Hải Phòng, hiện đang làm việc tại Đài Loan, Trung Quốc, chia sẻ: “Mỗi lần về quê tôi đều mua bánh đậu xanh làm quà cho mọi người bên đó. Anh chị bên đó còn gửi tiền về mua gửi sang. Bánh kẹo bên đó tuy nhiều nhưng mỗi lần ăn bánh đậu xanh luôn thấy ngon, hợp với khẩu vị.” Hải Dương hiện này có trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh như Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Gia Bảo… Với những người con Hải Dương, việc lưu giữ và phát triển những giá trị truyền thống luôn được quan tâm, chú trọng. Người Xứ Đông xưa và Hải Dương luôn tự hào quê hương mình là nơi sản xuất ra những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon, hấp dẫn và được du khách trong nước và nước ngoài ưa chuộng nhất."

    Nguyên liệu

    đậu xanh: 1 kg

    mỡ lợn: 300 gr

    đường kết tinh: 100 gr

    tinh dầu hoa bưởi: 10 gr

    tinh dầu dừa: 10 gr

    Gia vị

    không có: 0 gr

    Chế biến

    "Quy trình sản xuất bánh đậu xanh truyền thống gồm 5 công đoạn chính đó là: Làm bột, hoán đường, chế biến mỡ, trộn bột và làm khuôn đóng gói. Làm bột: Đậu xanh mua về phải được chọn kỹ, loại bỏ hạt xấu, sau đó cho vào nồi luộc, giữ lửa và đảo đều, dùng vợt để vớt hạt lép bỏ đi, đậu chín 1/3 vớt ra nia để cho khô thoáng từ 3 đến 4 tiếng. Tiếp đó cho đậu vào rang cùng cát sông. Kỹ thuật rang đậu là khâu then chốt tạo ra chất lượng bánh, rang đậu phải đủ lửa, không cháy, không sống, đảo đều và liên tục. Khi đậu chín đổ vào bao ủ từ 4 đến 5 tiếng, rồi đổ ra nia dùng tay sát cho dóc vỏ. Rồi đổ đậu vào cối đá xay cho nhỏ mịn, rây lọc kỹ, bột có mầu vàng, thơm là được. Hoán đường: Đường trắng được hòa nước với tỷ lệ 5 kg đường với 1 lít nước lã, cho vào vạc đun đều lửa, người thợ dùng cây hoán đường giống như chiếc bê chèo khua đều theo chiều thuận tay, thời gian hoán một mẻ đường từ 3 đến 4 tiếng mới đạt yêu cầu, khi đường chuyển sang mầu trắng đục như sữa thì cho một lượng a xít chanh vào để hãm đường kết tinh. Chế biến mỡ: Mỡ khổ được rửa sạch, trần nước sôi, rồi thái miếng dầy 1cm, dài từ 5 đến 7 cm, sau đó cho vào chảo rán, khi rán mỡ lửa phải đều, đến khi tóp mỡ có mầu vàng, nước mỡ mầu hanh vàng như nước chè tươi là được. Dùng vợt vớt tóp ra, để cho lớp cặn lắng xống rồi mới gạn nước mỡ vào thùng, bịt miệng thùng bằng vải màn, để từ 1 đến 2 ngày gạn tiếp, sau đó cho nước mỡ vào bình chứa, mỡ rán phải có mùi thơm đặc trưng. Trộn bột: Sau khi đã làm xong các công đoạn trên, bột đậu, đường và mỡ được trộn vào nhau theo tỷ lệ thích hợp, gọi là bột tam hợp, khi trộn cho thêm tinh dầu hoa bưởi, thường thì bột được trộn theo tỷ lệ: Bột đậu 1, đường 1,2, mỡ 0,8, còn tinh dầu thì tùy theo kinh nghiệm của từng người."