Bánh cuốn
Bộ Lương thực
Việt Nam
Giá trị văn hóa
Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn, bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm. Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của quất.
Giá trị dinh dưỡng
Bánh cuốn là một món ăn sáng hấp dẫn, hương vị thơm ngon rất nhiều người yêu thích, bánh có lớp vỏ bánh mỏng mềm, dẻo dai. Bên trong bánh cuốn là nhân được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Người ta thường ăn bánh cuốn kèm với thịt xào , các loại chả giá chấm với nước mắm chua ngọt. Là các nguyên liệu giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh hoạt động cả ngày, giúp ổn định dạ dày,
Giá trị kinh tế
Trong lòng thành phố Hải Dương có một nơi nghề làm bánh cuốn phát triển mạnh với nhiều người dân sống bằng nghề làm bánh cuốn đến mức nơi này được gọi là Xóm Bánh cuốn.Chỗ nào du khách thập phương cũng tìm được quán bánh cuốn. Từ các nhà hàng điểm tâm, các tiệm ăn đến các ngõ ngách, dải vỉa hè… "Miếng ngon nhớ lâu", khách ở xa một lần nếm thử bánh cuốn Hải Dương và không quên mua một vài cân đem về làm quà. Ngày nay cuộc sống vật chất, thực phẩm, món ăn đầy đủ, dư thừa. Song bánh cuốn vẫn là món ăn dân dã truyền thống được nhiều người ưa thích. Điều đó giúp người dân Xóm Bánh cuốn vẫn thức khuya dậy sớm, không ngại ngày mưa tháng rét để làm ra những chiếc bánh cuốn ấm áp hương vị quê hương.