Chào mừng bạn đến với Bản Đồ Ẩm Thực Việt Nam
X

Món Chả tôm từ  lâu đã xuất hiện  trên các tuyến  phố Đào Duy Từ, Lê Thị Hoa,  Nhà Thờ… của  Thành phố Thanh Hóa. Đây cũng chính  là quê hương của  người phụ nữ  gắn bó với nghề  làm Chả tôm nhiều năm nay,  đó là bà Lê Thị  Thật, chủ quán Chả tôm Bà Thật ở địa chỉ số 09  đường Lê Thị  

Hoa phường Lam Sơn. Thành phần không thể thiếu  trong món chả  tôm là: tôm bột  giã nhuyễn, thịt  ba chỉ, bánh  phở…và các nguyên liệu khác.  


Ngoài việc lựa  chọn nguyên liệu tỉ mỉ, để có miếng chả tôm  ngon, cần đến sự  khéo kéo của bàn tay người thợ trong quá trình cuốn chả,  sự cẩn thận và  kinh nghiệm khi  nướng chả để tạo  nên miếng chả  tôm vàng uôm,  thơm ngậy…



Thành phần

Khẩu phần : 2-4 Người

Hướng dẫn thực hiện

  • Bước 1.

    Tôm bột chọn loại tươi ngon, rửa sạch, bỏ vào nồi hông chín, sau đó bóc lấy phần thịt, bỏ phần chỉ đen ở sống lưng rồi giã nhỏ (không nghiền nhuyễn để giữ lại được vị tôm tươi ngon nhất). Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát, rán vàng, băm nhỏ, trộn cùng hành tím thái nhỏ vào tôm bột, thêm một ít hạt tiêu bắc để tạo thành nhân của chả tôm. Nếu muốn chả có màu đẹp mắt, trông hấp dẫn hơn thì có thể cho thêm một ít gấc hoặc màu hạt điều vào và trộn đều. Phần vỏ của chả tôm được làm từ bánh phở, loại bánh hơi dày và dai để khi cuốn chả không bị rách. Mỗi miếng vỏ được cắt theo kích thước chừng 4x7cm.

  • Bước 2.

    Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn rồi đợi dầu nóng, sau dó cho thêm 1 muỗng café hành tím băm nhuyễn phi thơm. Cho vào chảo 200gr thịt ba chỉ rồi đảo cho đến khi thịt chuyên sang màu trắng đục, tiếp đến cho vào chảo 300gr tôm đã sơ chế và tiếp tục đảo đều cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng nhạt thì tắt bếp; Cho vào 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 thìa café tiêu đen cùng phần thịt gấc đã được xay nguyễn trước đó. Xào hỗn hợp lần nữa trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội. Khi cuốn chả, người làm phải thật khéo tay, rải đều nhân rồi cuốn lại. Lúc cuốn phải thật nhẹ tay để miếng chả không bị rách, nhưng vẫn phải đảm bảo chả được cuộn thật chắc, không bị lệch, không bị hở và đều hai bên thì khi nướng mới chín đều.

  • Bước 3.

    Các chả tôm được vào kẹp đôi que tre, đem nướng trên than hồng, trở đều thường xuyên cho tới khi phần vỏ chín vàng đều cả hai mặt, lấp ló phần nhân vàng đỏ hấp dẫn, tỏa mùi thơm đặc trưng là chả chín.

  • Bước 4.

    Pha nước chấm: Dùng 50gr đu đủ và 50gr cà rốt (có thể có thêm sung) thái mỏng đem ngâm với nước muối trong 5 phút để đảm bảo độ giòn. Vớt đu đủ và cà rốt ra tô, cho vào 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh giấm rồi ngâm cho ngấm vị. Cho vào 1 chén khác 2 muỗng canh đường, 100ml nước lọc, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh nước mắm, 1/3 muỗng café tỏi băm và 1/3 muỗng café ớt cắt lát rồi khuấy tan; sau đó cho vào tô đu đủ và cà rốt đã ngâm là có được 1 bát nước chấm thơm ngon.

  • Bước 5.

    Thưởng thức: Chả tôm ngon nhất là khi ăn nóng, khi đó mùi thơm và hương vị của miếng chả tôm là chân thực nhất, hấp dẫn nhất. Thành phần không thể thiếu khi thưởng thức chả tôm là bát nước chấm pha loãng với đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt; ăn kèm với các loại rau ghém (xà lách, mùi, húng quế); có thêm chút đu đủ xanh, cà rốt, xoài xanh, sung ngâm làm dưa góp….

Nghệ nhân

Lê Thị Thật

Địa Điểm Quán Tiêu Biểu

Địa chỉ: Quán Chả Tôm Bà Thật 

Địa chỉ: 09 Lê Thị Hoa,  phường Lam Sơn,  TP Thanh Hóa